Cần tây hay cần ta có tác dụng tốt hơn đối với sức khỏe con người
Phân biệt giữa cần tây và cần ta
Rau cần là món ăn ngon bổ dưỡng và thường xuyên xuất hiện trong mỗi bữa cơm gia đình, nhưng có bao giờ các bạn để ý và phát hiện ra sự khác nhau của rau cần không? Chính xác đó là sự khác biệt giữa rau cần tây và rau cần ta. Rau cần ta sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, thường được trồng trong các ruộng nước, nên còn có tên là “cần nước”. Còn cần tây mọc ở trên cạn, nên còn gọi là “cần cạn”.
Tác dụng của rau cần
Tác dụng của rau cần ta
Cần nước là loại cây thảo sống dai, nhẵn, mọc nằm hay mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng sợi, thân rỗng, có đốt và khía dọc, dài 0,3 - 1m. Để làm thuốc, sử dụng toàn cây, gọi là “thủy cần”. Theo Đông y, thủy cần có vị tân cam (cay, ngọt), tính lương (mát); vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy. Chủ trị bạo nhiệt phiền khát (sốt cao, khát nước), hoàng đản (vàng da), thủy thũng (phù thũng), lâm bệnh (tiểu nhỏ giọt, đau buốt), đới hạ (khí hư, huyết trắng), loa lịch (tràng nhạc), quai bị (viêm tuyến nước bọt).
Chữa tiểu tiện lâm thống (nhỏ giọt đau buốt): dùng cần nước, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa bát ăn cơm. Hoặc cũng có thể dùng cần nước tươi 50 - 100g, sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu: dùng cần nước 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy chừng nửa bát nước cốt, hòa đường đỏ vào uống.
Ngoài chữa bệnh tiết niệu, còn có thể sử dụng rau cần nước để chữa trị một số bệnh khác: Chữa viêm gan mạn tính, Chữa hoàng đản (vàng da), Chữa trẻ nhỏ sốt dai dẳng, Chữa trẻ nhỏ ỉa chảy, nôn mửa, Chữa phong hỏa nha thống (đau răng do hỏa độc
Tác dụng của rau cần tây
Cần tây là loại cây thảo, sống 1 - 2 năm, có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thùy hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thùy, xẻ 3 hoặc không chia thùy. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.
Theo Đông y, cần tây có vị cam khổ (ngọt đắng), tính lương (mát). Vào 2 kinh vị và can. Có tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho), khu phong lợi thấp (trừ phong thấp), chỉ huyết (cầm máu), giải độc. Có thể dùng trị cao huyết áp, kèm theo các chứng trạng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều...
Ngoài ra tac dung cua rau can tây còn giúp: Chữa mất ngủ, Chữa nhức đầu, Chữa phong thấp đau nhức, viêm khớp xương chân tay, Chữa sản hậu đau bụng…